Trần nhà bị nứt dột là vấn đề phổ biến, đặc biệt trong mùa mưa bão. Tình trạng này không chỉ làm giảm thẩm mỹ ngôi nhà mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời. Trong bài viết này, Xây Dựng Lộc Thịnh sẽ bật mí cho bạn cách xử lý trần nhà bị dột nhanh chóng và hiệu quả nhất. Những phương pháp đơn giản và tiết kiệm này giúp bạn khắc phục tình trạng này mà không tốn quá nhiều chi phí. Cùng tìm hiểu ngay!
Dấu hiệu nhận biết trần nhà bị thấm nước
Khi trần nhà có dấu hiệu bị dột, bạn có thể nhận biết sớm qua nhiều dấu hiệu. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến bạn cần chú ý như:
Mọc nấm mốc
Nấm mốc là một dấu hiệu rõ ràng nhất của việc trần nhà đang bị thấm nước. Khi phát hiện có nấm mốc hãy xử lý nhanh để tránh bị lan rộng.
Nước đọng và vết rò rỉ nhỏ giọt
Nếu thấy nước nhỏ giọt từ trần thì đây là cũng dấu hiệu trần nhà của bạn đã bị dột. Hiện tượng này thường xảy ra sau những cơn mưa lớn hoặc khi hệ thống ống dẫn nước bên trên gặp vấn đề.
Mùi ẩm ướt
Trần thấm nước thường kèm theo mùi ẩm mốc khó chịu. Điều này cho thấy độ ẩm đã ngấm sâu vào các lớp vật liệu có thể gây mục nát nếu không xử lý kịp thời.
Xuất hiện vết nứt
Khi bị dột có thể xuất hiện các vết nứt nhỏ do vật liệu giãn nở khi bị ẩm. Các vết nứt này là dấu hiệu báo trước cho những vấn đề nghiêm trọng, cần xử lý sớm.
Vết ố vàng và vết thủng
Khi nước ngấm lâu ngày trần nhà sẽ có vết ố vàng hoặc vệt nước loang lổ. Nếu để lâu thì khu vực này có thể mục nát làm nước chảy qua và hư hại thêm.
Trần nhà bị dột hoặc bong tróc do nguyên nhân nào?
Trần nhà bị thấm nước là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Để khắc phục, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân để tìm cách xử lý trần nhà bị dột. Và dưới đây là những lý do có thể khiến trần bị dột như:
- Sàn mái bị rạn nứt: thay đổi nhiệt độ liên tục có thể tạo ra vết nứt trên sàn mái. Khi trời mưa, nước chảy qua các khe nứt và rỉ xuống trần nhà dẫn đến thấm nước;
- Do thợ thi công ẩu: quá trình thi công không cẩn thận, sai kỹ thuật hoặc bỏ qua bước chống thấm có thể khiến trần dễ bị dột;
- Sử dụng vật liệu kém chất lượng: vấn đề này thường bắt nguồn từ giai đoạn thi công ban đầu. Nếu thợ xây dùng vật liệu kém chất lượng hoặc đánh giá sai kỹ thuật trần sẽ xuống cấp theo thời gian và tăng nguy cơ thấm nước;
- Chịu tác động của thời tiết: trần nhà chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thời tiết, đặc biệt là mưa bão. Những yếu tố này làm mái nhà xuống cấp nhanh gây rạn nứt và bị dột.
Top 5 cách xử lý trần nhà cũ bị dột hiệu quả
Việc xử lý trần nhà bị dột kịp thời khi nhận thấy dấu hiệu là rất quan trọng. Dưới đây là một số phương pháp đơn giản bạn có thể tham khảo để giải quyết tình trạng này.
Xử lý trần nhà dột bằng CT-11A
CT-11A là keo chống thấm chuyên dụng được sử dụng trong xây dựng để ngăn nước và độ ẩm xâm nhập vào tường. Có khả năng liên kết cực tốt với bê tông.
Cách sử dụng bằng CT-11A gồm các bước cụ thể:
- Bước 1: Kết hợp hỗn hợp xi măng với 1 kg CT-11A và khuấy đều cho đến khi mịn.
- Bước 2: Phủ 2-3 lớp hỗn hợp CT-11A, mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ. Để bề mặt lớp cuối khô hoàn toàn trong 4 ngày.
- Bước 3: Chờ khô hoàn toàn và kiểm tra hiệu quả bằng cách bơm nước lên bề mặt.
Sử dụng keo chống thấm
Keo chống thấm cũng được sử dụng nhiều. Nó có độ bám dính cao và khả năng chống nấm mốc, giúp bảo vệ cấu trúc khỏi hư hỏng do nước.
Quy trình xử lý bằng keo chống thấm gồm các bước như:
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt bằng cách vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo bề mặt khô ráo.
- Bước 2: Thi công keo bằng cách quét hoặc bơm đều lên các khu vực cần chống thấm đặc biệt là ở các vết nứt và mối nối.
- Bước 3: Chờ khô hoàn toàn theo hướng dẫn và kiểm tra hiệu quả bằng cách bơm nước lên bề mặt.
Xử lý bằng hoá chất Sika
Sika là một sản phẩm chống thấm dạng lỏng, được sử dụng cho nhiều công trình. Có khả năng ngăn chặn sự thẩm thấu nước và tạo ra lớp màng bảo vệ chống nước rất hiệu quả. Quy trình sử dụng hoá chất Sika gồm các bước như sau:
- Bước 1: Vệ sinh sạch bề mặt trần nhà và chuẩn bị vật dụng cần thiết.
- Bước 2: Pha hoá chất sika với 20-50% nước, quét một lớp lót lên bề mặt bê tông khô rồi quét thêm 2 lớp hoá chất sika.
- Bước 3: Đợi khoảng 2 tiếng cho bề mặt khô, sau đó kiểm tra hiệu quả chống thấm bằng cách bơm nước lên trần.
Chống thấm trần nhà bằng nhựa đường
Nhựa đường có độ nhớt cao, khả năng bám dính tốt giúp khắc phục hiệu quả các vết nứt trên trần nhà.
Dưới đây là quy trình chống thấm bằng nhựa đường gồm các bước cụ thể:
- Bước 1: Vệ sinh trần nhà sạch sẽ, loại bỏ lớp vảy bong tróc.
- Bước 2: Quét nhựa đường lên trần, dùng tay miết mạnh để loại bỏ túi khí giúp bề mặt kín và chống thấm tốt.
- Bước 3: Kiểm tra bằng cách bơm nước lên bề mặt, xem có chỗ nào thấm nước không.
Liên hệ địa chỉ sửa chữa uy tín
Khi gặp vấn đề với trần nhà dột, việc tìm kiếm dịch vụ sửa chữa uy tín là điều cần thiết để đảm bảo công trình của bạn được khắc phục hiệu quả và bền lâu.
Chi phí sửa trần nhà thấm nước là bao nhiêu?
Giá sửa trần nhà thấm nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm mức độ hư hại, vật liệu sử dụng và diện tích thi công.
Nếu chỉ cần xử lý các vết dột nhỏ, bạn có thể phải chi từ 1 triệu đến 5 triệu đồng. Tuy nhiên, trong những trường hợp phức tạp hơn chi phí có thể lên đến 10 triệu đồng hoặc cao hơn, nhất là khi cần thay thế hoặc cải tạo cấu trúc liên quan.
Để có báo giá chính xác, bạn nên liên hệ Xây Dựng Lộc Thịnh để được tư vấn thêm. Sửa chữa kịp thời không chỉ bảo vệ trần nhà mà còn tăng độ bền cho ngôi nhà của bạn.
Vì sao nên xử lý trần nhà bị dột và bong tróc càng sớm càng tốt?
Dưới đây là một số lý do giúp bạn cân nhắc việc xử lý trần nhà bị dột càng sớm càng tốt như:
- Ngăn ngừa hư hỏng cấu trúc: Để tình trạng bị dột kéo dài, nước có thể xâm nhập vào các bộ phận của công trình gây hư hỏng thêm;
- Giảm nguy cơ phát triển nấm mốc: Nước tích tụ trong trần nhà tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình. Xử lý kịp thời để bảo vệ không khí trong nhà.
Khắc phục trần nhà bị thấm nước mất bao lâu?
Thời gian khắc phục trần nhà bị thấm nước phụ thuộc vào mức độ hư hại. Với các vết dột nhỏ, quá trình có thể hoàn thành trong 1 đến 3 ngày bao gồm thi công và thời gian khô của các lớp vật liệu.
Nếu tình trạng thấm nước nghiêm trọng hơn, như cần thay thế vật liệu hoặc sửa chữa cấu trúc thì thời gian có thể kéo dài từ 5 đến 10 ngày hoặc hơn.
Những lưu ý khi xử lý trần nhà bị nứt dột
Để đạt hiệu quả chống thấm tốt nhất cho công trình, có một số lưu ý như sau:
- Kiểm tra nguyên nhân gây thấm: đầu tiên, phải xác định và khắc phục nguồn gốc gây thấm nước trước khi thực hiện các biện pháp chống thấm;
- Xác định các vị trí cần sửa: hãy xác định tất cả các vị trí bị dột trước khi bắt đầu để tránh việc phải lên xuống nhiều lần gây nguy hiểm;
- Sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp: nếu bạn không có kinh nghiệm xử lý hãy cân nhắc sử dụng dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp. Họ có kỹ thuật và thiết bị cần thiết để đảm bảo sửa chữa hiệu quả.
- Bảng mẫu dự toán sửa chữa nhà đầy đủ nhất
- Cải tạo nhà 15m2 tối ưu không gian HẸP
- 9 kinh nghiệm cải tạo nhà 20m2 ĐẸP, RẺ
Xây Dựng Lộc Thịnh đã chia sẻ cho bạn những cách xử lý trần nhà bị dột hiệu quả nhất trong bài viết này rồi. Hãy kiểm tra ngay tình trạng trần nhà của bạn và thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết để đảm bảo một không gian sống an toàn và thoải mái. Nếu bạn còn thắc mắc về hướng xử lý tình trạng này, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 098.181.2124 để được tư vấn chi tiết!