Sửa chữa nhà ở là nhu cầu cần thiết của nhiều gia đình để cải thiện không gian sống. Tuy nhiên, việc sửa chữa phải tuân theo các quy định pháp luật. Sau đây, Xây Dựng Lộc Thịnh sẽ tổng hợp các quy định mới về sửa chữa nhà ở mà bạn cần biết để đảm bảo công trình của bạn tuân thủ đúng pháp luật.

quy dinh moi ve sua chua nha o

Quy định mới về sửa chữa nhà ở 

quy dinh moi ve sua chua nha o

Căn cứ pháp lý theo:

 Khi tiến hành sửa chữa nhà ở bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Các trường hợp cần xin cấp phép sửa chữa nhà

Theo khoản 2, Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, khi sửa chữa cải tạo nhà ở có 2 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng bao gồm:

  • Trường hợp 1: công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến môi trường, an toàn công trình;
  • Trường hợp 2: công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

Vậy thì nếu không nằm trong 02 trường hợp trên thì các hạng mục sửa chữa cải tạo nhà đều phải xin giấy phép bao gồm:

  • Làm thay đổi kết cấu chịu lực;
  • Làm thay đổi công năng sử dụng;
  • Làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
  • Làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

Theo quy định tại khoản 2, Điều 89, Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), quy định chung về cấp giấy phép xây dựng và các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng bao gồm:

  • Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
  • Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
  • Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
  • Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
  • Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
  • Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
  • Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
  • Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
  • Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
  • Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.

Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà

thu tuc xin giay phep sua chua nha

Bên cạnh việc tuân thủ các quy định mới về sửa chữa nhà ở, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thủ tục để nhanh chóng được phê duyệt thi công. Trường hợp sửa chữa nhà có thay đổi kết cấu chịu lực hoặc kiến trúc ngôi nhà, bạn phải xin giấy phép sửa chữa và nộp hồ sơ tại UBND cấp Quận/Huyện.

Điều 47, Nghị định số 15/2021/NĐ/CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo tạo công trình cụ thể như sau:

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này;
  2. Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật;
  3. Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10x15cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo;
  4. Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình theo quy định tại Điều 43 hoặc Điều 46 Nghị định này;
  5. Đối với các công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa;

Thời gian giải quyết thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà vào khoảng 20 ngày làm việc kể từ khi bạn nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

3 quy định mới nhất từ 2025 về xây dựng mới, cải tạo và sửa chữa nhà

Xây Dựng Lộc Thịnh xin được cập nhật quy định mới về sửa chữa nhà ở mà bạn nên biết!

Chỉ được vay tối đa 500 triệu đồng để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà

Thông tư 20/2021/TT-NHNN sửa đổi bổ sung Thông tư 25/2015/TT/NN chính thức có hiệu lực với nhiều điều chỉnh liên quan đến chính sách vay vốn để xây dựng mới, sửa chữa nhà ở xã hội bao gồm:

Khách hàng vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà ở của mình thì mức vốn cho vay tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo tiền vay.

Được vay đến 25 năm để xây mới nhà ở

Thông tư 20/2021/TT-NHNN cũng quy định: khách hàng được vay vốn để xây dựng mới, cải tạo và sửa chữa nhà ở với thời gian theo thỏa thuận với ngân hàng nhưng tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.

Thêm vào đó cũng quy định về lãi suất cho vay: không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong cùng thời kỳ.

Được vay với lãi suất 4.8%/năm để mua, xây dựng, sửa chữa nhà

Cùng thời điểm với Thông tư 20/2021/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đồng thời tung ra Quyết định 1956/QĐ-NHNN, trong đó ấn định mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản vay hỗ trợ nhà theo Thông tư 11/2013 là 4,8%/năm.

Theo Thông tư 11/2013, đối tượng được vay vốn từ các ngân hàng thương mại và hưởng mức lãi suất như trên là:

  • Cán bộ, công chức, viên chức và người thu nhập thấp cần vay vốn để mua nhà ở xã hội, thuê hoặc mua ở nhà thương mại diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2;
  • Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động có thu nhập thấp nhưng khó khăn về nhà ở: khi mua nhà ở thương mại tại các dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có tổng giá trị hợp đồng mua bán không quá 1,05 tỷ đồng…

Những lưu ý quan trọng khi sửa chữa nhà ở theo đúng pháp luật

luu y khi sua chua nha o theo dung phap luat

Khi sửa chữa nhà ở, việc tuân thủ các quy định pháp luật không chỉ đảm bảo an toàn mà còn giúp bạn tránh những rắc rối không đáng có. Dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn cần biết để quá trình cải tạo nhà diễn ra suôn sẻ và hợp pháp bao gồm:

  • Xác định công trình sửa chữa có cần giấy phép hay không: các công việc như sơn lại nhà, sửa hệ thống điện nước thường không yêu cầu giấy phép. Tuy nhiên, nếu sửa chữa ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực, mở rộng diện tích hoặc thay đổi kiến trúc mặt ngoài, bạn bắt buộc phải xin phép từ cơ quan chức năng để đảm bảo công trình diễn ra suôn sẻ;
  • Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ: các giấy tờ cần thiết bao gồm đơn đề nghị cấp phép, bản vẽ thiết kế sửa chữa và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc sở hữu nhà. Việc thiếu giấy tờ sẽ dẫn đến việc hồ sơ bị trả lại hoặc yêu cầu bổ sung gây mất thời gian cho bạn;
  • Không vi phạm quy hoạch hoặc lấn chiếm: cần đảm bảo công trình sửa chữa không vi phạm quy hoạch chung hoặc lấn chiếm. Mọi thay đổi liên quan đến mục đích sử dụng đất đều phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
  • Theo dõi các quy định pháp luật mới: các quy định về sửa chữa nhà ở có thể thay đổi qua từng năm. Việc nắm bắt thông tin kịp thời sẽ giúp bạn tránh vi phạm và tận dụng các chính sách ưu đãi như hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi hoặc kéo dài thời hạn vay.

Việc sửa chữa nhà ở không chỉ giúp nâng cấp không gian sống mà còn đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật. Nắm vững quy định mới về sửa chữa nhà ở, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và lựa chọn đơn vị thi công uy tín sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh được những rủi ro pháp lý.

Nếu bạn đang tìm kiếm một dịch vụ sửa chữa nhà trọn gói chuyên nghiệp tại TP.HCM, hãy liên hệ với Xây Dựng Lộc Thịnh qua số hotline: 098.181.2124 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Để lại đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *