Nền nhà bị nồm là tình trạng phổ biến vào những ngày độ ẩm cao, khiến sàn nhà ẩm ướt, trơn trượt và gây cảm giác khó chịu. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể khiến nấm mốc sinh sôi, gây hại đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân nào khiến nền nhà bị nồm? Làm thế nào để khắc phục triệt để? Trong bài viết này, Xây Dựng Lộc Thịnh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng “nồm” và các giải pháp để giảm thiểu thiệt hại.

Hiện tượng “nồm” là gì?

Hiện tượng "nồm" là gì?

Hiện tượng “nồm” là tình trạng độ ẩm không khí cao (90% trở lên), khiến hơi nước ngưng tụ trên sàn nhà, tường và đồ vật. Điều này khiến không gian trở nên ẩm ướt, trơn trượt, gây bất tiện trong sinh hoạt.

Trời nồm thường xuất hiện vào tháng 2 – 4, khi gió mùa Đông Bắc lạnh gặp gió nồm ẩm từ biển thổi vào. Khi không khí nóng ẩm tràn vào, gặp nền nhà và đồ vật có nhiệt độ thấp, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ và tạo thành lớp nước đọng trên bề mặt.

Nền nhà bị nồm gây tác hại gì?

Nền nhà bị nồm gây tác hại gì?

Nền nhà bị nồm không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tình trạng ẩm ướt kéo dài có thể làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong gia đình như sau: 

Ảnh hưởng đến sức khỏe 

Môi trường ẩm ướt là nơi lý tưởng để các loại vi khuẩn, từ đó gây ra các bệnh về đường hô hấp và các bệnh dị ứng, đặc biệt là ở những người có bệnh nền. Trẻ em và người già có sức đề kháng kém nên càng dễ mắc bệnh hơn khi sống trong môi trường bị nồm ẩm. Ngoài ra, môi trường ẩm thấp còn tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, gây ra các bệnh ngoài da.

Ngoài ra, hơi ẩm có thể đọng lại trên đồ nội thất và dụng cụ nhà bếp, dễ bị ẩm mốc nếu không được vệ sinh thường xuyên. Hơn nữa, quần áo phơi sẽ lâu khô, dễ có mùi hôi và xuất hiện nấm mốc trong tủ đồ. Nếu không vệ sinh kỹ, vi khuẩn có thể phát triển, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, dị ứng hoặc bệnh ngoài da. 

Nền nhà bị đổ mồ hồi còn dễ gây té ngã, đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em, người già và phụ nữ có thai.. Thêm vào đó, nó cũng có thể ảnh hưởng đến tinh thần, khiến con người dễ cáu kỉnh, mất tập trung và khó ngủ. Vì vậy, việc giữ cho nền nhà cũng như nhà cửa khô thoáng là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.

Ảnh hưởng đến không gian sống

Khi trời nồm, độ ẩm tăng cao khiến nhà cửa luôn trong tình trạng ẩm ướt, làm đọng nước trên nền nhà, cầu thang, tường và cửa kính. Nếu không có biện pháp chống thấm tốt, tường nhà dễ bị ẩm mốc, bong tróc sơn, làm mất thẩm mỹ và tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển mạnh. Ngoài ra, thảm và các đồ dùng trong nhà cũng dễ bị ngấm nước, hơi ẩm từ đó thấm ngược lên sàn, khiến nền nhà càng trở nên ẩm ướt hơn.

Bên cạnh đó, độ ẩm cao còn ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử, làm gỉ sét linh kiện, hư hỏng vi mạch, thậm chí có thể gây chập điện, cháy nổ nếu không được bảo quản đúng cách. Đồ nội thất, đặc biệt là chất liệu gỗ và vải, cũng dễ bị ẩm mốc, hư hại, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc và côn trùng phát triển. 

Nguyên nhân dẫn đến nồm ẩm nền nhà

Nguyên nhân dẫn đến nồm ẩm nền nhà

Nguyên nhân khách quan

Chủ yếu do điều kiện thời tiết và môi trường. Nồm ẩm thường xảy ra ở miền Bắc, đặc biệt trong khoảng thời gian cuối đông – đầu xuân, khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm. Những khu vực thấp, gần sông hồ hoặc có nhiều cây cối cũng có độ ẩm cao hơn sẽ dễ bị nồm hơn so với những nơi khô ráo, thoáng đãng. 

Khi trời nồm, độ ẩm không khí tăng cao trên 90%, hơi nước không thể bay hơi mà ngưng tụ lại trên bề mặt nền nhà, tường, đồ dùng trong nhà. Gió nồm từ biển mang hơi ẩm vào đất liền, kết hợp với nền nhà có nhiệt độ thấp hơn không khí, khiến hơi nước dễ đọng lại. Đây là lý do dù có lau khô, nền nhà vẫn nhanh chóng ẩm ướt trở lại.

Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh yếu tố thời tiết, việc thi công không hiệu quả cũng là yếu tố khiến tình trạng nền nhà bị đổ mồ hôi trở nên nghiêm trọng hơn. Sử dụng vật liệu lát nền không phù hợp (như gạch men bóng, đá hoa) cũng dễ khiến nền nhà đọng nước hơn so với sàn gỗ hoặc vật liệu hút ẩm. Bên cạnh đó, nhà ở kín và ít thông gió sẽ làm hơi ẩm bị giữ lại, kéo dài tình trạng nồm. 

Ngoài ra, một số thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng góp phần làm tăng độ ẩm trong nhà. Chẳng hạn, phơi quần áo trong nhà khiến hơi nước bốc lên, lau nhà nhưng không vắt kỹ nước làm sàn thêm ẩm ướt, hay nấu ăn mà không bật máy hút mùi khiến hơi nước tích tụ. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng quá nhiều đồ nội thất dễ giữ ẩm như thảm, sofa, rèm cửa, chăn ga gối đệm… nếu không vệ sinh và sấy khô thường xuyên, những vật dụng này có thể trở thành nguồn phát sinh nấm mốc, gây mùi hôi khó chịu.

Cách phòng ngừa và xử lý nền nhà bị nồm ẩm khi thi công

Cách phòng ngừa và xử lý nền nhà bị nồm ẩm khi thi công

Để ngăn chặn hơi ẩm từ đất bốc lên làm nền nhà đổ mồ hôi, cần thực hiện các biện pháp chống nồm ngay từ khâu thi công. 

Cách chống nền nhà bị nồm bằng chọn vật liệu lát nền phù hợp

Vật liệu cần có khả năng cách nhiệt tốt để giảm chênh lệch nhiệt độ giữa nền nhà và không khí, độ hút ẩm thấp để tránh hấp thụ hơi ẩm gây ẩm ướt và nấm mốc. Nên lựa chọn nền gạch có bề mặt nhẵn bóng để dễ dàng vệ sinh và hạn chế bám bẩn. 

Các loại gạch men sứ, gạch gốm nung, gạch gốm bọt, tấm nhựa composite, vật liệu cách nhiệt,… đều có khả năng giảm hơi ẩm hiệu quả. Nếu sử dụng gạch men, nên chọn loại có độ dày dưới 7mm, gạch gốm nung dưới 10mm, còn với sàn gỗ hoặc ván sàn, độ dày không nên vượt quá 15mm. Khi lát nền, cần đảm bảo các mối nối kín, không để hở để hạn chế hơi ẩm bốc lên từ dưới nền.

Cách chống nền nhà bị nồm bằng vật liệu thi công

Một phương pháp được áp dụng rộng rãi hiện nay là sử dụng xỉ than dạng cục có kích thước khoảng 1 – 2cm làm lớp lót dưới nền nhà. Phương pháp này đã được người Pháp sử dụng từ lâu, do đó, các công trình của Pháp được xây dựng tại Việt Nam hầu như không xuất hiện tình trạng nồm. 

Bên cạnh đó, có thể tham khảo gạch bê tông bọt khí, màng bitum, xốp EPS, bê tông chống thấm,… với khả năng kháng nước cao, ngăn chặn sự thấm nước từ bên ngoài vào bên trong nền nhà. Hoặc có thể nâng nền nhà cao hơn mặt đất từ 30-50 cm để hạn chế hơi ẩm bốc lên.  

Cách phòng ngừa và xử lý nền nhà bị nồm ẩm trong sinh hoạt

Cách phòng ngừa và xử lý nền nhà bị nồm ẩm trong sinh hoạt

Với những ngôi nhà đã hoàn thiện, có thể chống nồm ẩm bằng cách: giảm nhiệt độ trong nhà, hút ẩm để không khí khô hơn và giữ cho bề mặt sàn, tường luôn ấm hơn nhiệt độ điểm sương để hạn chế hơi nước ngưng tụ.

Bật điều hòa ở chế độ Dry

Chế độ này giúp giảm độ ẩm mà không làm nhiệt độ hạ quá mạnh như chế độ Cool, giúp không gian khô thoáng hơn nhưng vẫn duy trì sự thoải mái. Nhiệt độ lý tưởng để đảm bảo sự mát mẻ và dễ chịu thường dao động từ 24 – 26°C. Tuy nhiên, không nên sử dụng chế độ khô trong phòng kín quá lâu vì có thể gây khô da, khó thở. Ngoài ra, phương pháp này cũng tiêu hao khá nhiều điện năng.

Dùng tinh dầu thơm để khử mùi và làm sạch không khí

Khi độ ẩm cao, vi khuẩn và nấm mốc có thể phát triển, gây ra mùi ẩm mốc khó chịu trong nhà. Tinh dầu có tính kháng khuẩn, khử mùi và giúp không gian trở nên thoáng đãng, dễ chịu hơn. Một số loại tinh dầu như sả, tràm, bạc hà, oải hương không chỉ giúp khử mùi mà còn có tác dụng đuổi côn trùng, giúp không khí thoáng đãng hơn.

Đặt vôi sống ở nơi dễ bị ẩm

Vôi sống là một trong những vật liệu hút ẩm mạnh. Có thể đặt vôi sống vào những chiếc hộp nhỏ, sau đó để ở các góc nhà, gầm tủ hoặc nơi thường xuyên bị ẩm. Tuy nhiên, cần lưu ý không để vôi sống tiếp xúc với nước vì có thể tạo ra phản ứng sinh nhiệt mạnh. Đồng thời, nên đặt vôi ở vị trí an toàn, tránh xa trẻ em và vật nuôi.

Dùng than củi để hút ẩm

Có thể đặt một ít than củi vào túi vải hoặc hộp giấy, sau đó để ở các góc phòng, dưới gầm giường. Than củi cũng có cấu trúc xốp tương tự vôi, nó sẽ giúp hấp thụ hơi ẩm mà không gây độc hại. Tuy nhiên, tuyệt đối không được đốt than trong không gian kín.

Đối với những khu vực thường xuyên bị ẩm ướt như cửa nhà vệ sinh, bồn rửa, cửa ra vào,…Khi trời nồm, độ ẩm không khí cao khiến nước đọng lại trên sàn nhà. Giấy báo có khả năng thấm hút tốt, giúp thấm bớt hơi nước từ sàn, làm khô nhanh hơn.

Hạn chế mở cửa nhà 

Nhiều người có thói quen mở cửa để thông gió, nhưng khi trời nồm, điều này có thể khiến hơi ẩm bên ngoài tràn vào nhiều hơn. Đặc biệt là trên sàn nhà và tường, gây ra tình trạng nền nhà bị nồm ẩm. Để giảm độ ẩm trong nhà, nên đóng kín cửa chính và cửa sổ khi thời tiết nồm ẩm. Nếu cần lưu thông không khí, chỉ nên mở cửa vào những thời điểm có nắng hoặc dùng quạt thông gió để đẩy hơi ẩm ra ngoài.

Sử dụng máy hút ẩm 

Máy hút ẩm là giải pháp hiện đại và hiệu quả nhất trong những ngày trời nồm. Nên chọn máy có công suất phù hợp với diện tích phòng để không lãng phí điện năng.  ưu tiên các tính năng như cảm biến độ ẩm, hẹn giờ và lọc không khí. Khi sử dụng, cần đặt máy ở vị trí thoáng, duy trì độ ẩm khoảng 50-55%, vệ sinh định kỳ và không lạm dụng để tránh làm không khí quá khô. 

Sử dụng máy sấy quần áo

Máy sấy quần áo giúp quần áo khô nhanh, không bị ẩm ướt hay có mùi hôi khi trời nồm. Thay vì phơi lâu trong không khí ẩm, bạn chỉ cần cho vào máy sấy, quần áo sẽ luôn khô ráo và thơm tho, không lo nấm mốc.

Lau nhà bằng giẻ khô

Nếu dùng giẻ ướt lau nhà, nước càng lâu bay hơi, khiến sàn càng ẩm ướt hơn. Vì vậy, lau nhà bằng giẻ khô sẽ giúp thấm bớt hơi nước trên sàn, làm sàn khô nhanh hơn và hạn chế trơn trượt. Ngoài ra, có thể rắc một lớp mỏng bột mì hoặc bột gạo lên sàn rồi sau đó quét sạch.

Một số câu hỏi thường gặp về tình trạng nồm ẩm

Một số câu hỏi thường gặp về tình trạng nồm ẩm

Những vật liệu lát nền nào giúp giảm tình trạng nồm ẩm?

Nên ưu tiên lựa chọn các vật liệu lát nền có khả năng chống thấm nước, có khả năng chống nồm ẩm và dễ dàng vệ sinh. Có thể tham khảo các vật liệu sau:

  • Gạch men: gạch men là lựa chọn phổ biến bởi chúng có bề mặt nhẵn bóng, chống thấm nước tốt, ít bám bụi và dễ dàng lau chùi.
  • Gạch granite: gạch này được làm từ bột đá và nung ở nhiệt độ rất cao. Nhờ vậy, gạch có kết cấu cứng, ít lỗ hổng, gần như không thấm nước.
  • Gạch porcelain: loại gạch này có độ cứng cao, chống thấm nước và chống trầy xước tốt, phù hợp với những khu vực có nhiều người đi lại.
  • Sàn nhựa Vinyl: Sàn nhựa Vinyl có khả năng chống thấm nước và có độ bền cao, màu sắc đa dạng và giá thành phải chăng.
  • Sàn gỗ công nghiệp: Một số loại sàn gỗ công nghiệp cao cấp có khả năng chống ẩm và chống thấm nước tốt, tuy nhiên giá thành có thể cao hơn.

Vì sao lau nhà liên tục nhưng sàn vẫn ẩm ướt khi trời nồm?

Nguyên nhân là do độ ẩm không khí quá cao (thường trên 90%), điều này dẫn đến hơi nước bị ngưng tụ trên bề mặt sàn. Nếu lau nhà mà không vắt kỹ nước, nước bốc hơi rất chậm hoặc không kịp bay hơi mà tiếp tục bị hơi ẩm trong không khí hấp thụ vào. Càng lau nhiều, hơi nước càng lan rộng, khiến sàn không khô mà còn thêm ẩm ướt.

Cách khắc phục:

  • Hạn chế lau nhà quá nhiều, chỉ dùng khăn khô hoặc vắt thật ráo nước.
  • Sử dụng cây lau nhà có khả năng thấm hút tốt.
  • Bật quạt, máy hút ẩm để giúp sàn khô nhanh hơn.

Vì sao nền nhà bị nồm dù đã đóng kín cửa?

Khi thời tiết nồm, không khí nhiều hơi ẩm nên dù cửa đóng kín nhưng độ ẩm vẫn tồn tại trong nhà. Và sàn nhà lạnh hơn không khí khiến hơi nước sẽ dễ dàng ngưng tụ, tạo thành lớp nước mỏng khiến sàn ướt. Ngoài ra, độ ẩm cũng có thể đến từ chính ngôi nhà, có thể là hơi nước từ việc nấu ăn, phơi quần áo trong nhà hoặc nền nhà chưa được chống thấm tốt. 

Có nên sử dụng điều hòa để chống nồm ẩm không?

Nên sử dụng điều hòa để chống nồm ẩm, đặc biệt là các loại có chế độ hút ẩm (Dry). Khi bật chế độ này, điều hòa sẽ giảm độ ẩm trong không khí, giúp sàn nhà khô ráo và không còn cảm giác ẩm ướt.

Tuy nhiên, nếu không khí quá ẩm, điều hòa có thể không đủ mạnh để hút hết hơi ẩm, vì vậy bạn có thể kết hợp thêm máy hút ẩm hoặc quạt thông gió để đạt hiệu quả tốt hơn. Đồng thời, tránh để nhiệt độ điều hòa quá thấp vì có thể làm sàn nhà lạnh hơn, hạn chế việc nước đọng lại khiến nền nhà đổ mồ hôi.

>>>THAM KHẢO THÊM:

+ Nền nhà bị rỉ nước: Nguyên nhân & cách xử lý triệt để

+ Nguyên nhân nền nhà bị lún và cách khắc phục HIỆU QUẢ

Việc xử lý tình trạng nền nhà bị nồm không chỉ giúp không gian sống trở nên khô thoáng, sạch sẽ mà còn bảo vệ sức khỏe, đồ nội thất. Việc có biện pháp phòng ngừa từ khâu thi công và cẩn  thận trong thói quen sinh hoạt sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng từ nồm ẩm. Hy vọng thông tin Xây Dựng Lộc Thịnh cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng nền nhà bị nồm và tìm ra giải pháp phù hợp để giữ cho không gian sống luôn khô ráo. Đừng để thời tiết ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, liên hệ ngay cho chúng tôi để tình trạng được giải quyết nhanh chóng nhất! 

Để lại đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *