Khi sửa nhà và cần di chuyển bàn thờ, văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà là yếu tố vô cùng quan trọng. Bàn thờ là nơi linh thiêng, ngự vị của thần linh và gia tiên, nên không thể di dời tùy tiện. Việc cúng bái và xin phép trước khi di chuyển là điều bắt buộc. Nhưng liệu gia chủ đã nắm rõ cách thực hiện văn khấn này chưa? Hãy đọc bài viết dưới đây của Công ty Xây Dựng Lộc Thịnh để có câu trả lời chi tiết nhất nhé!

van khan di chuyen ban tho de sua nha

Lý do cần đọc văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà

Lý do cần văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà
Lý do cần văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà

Để sửa nhà cửa, việc di dời bàn thờ là cần thiết nhằm tránh ảnh hưởng đến không gian thờ cúng. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, gia chủ cần đọc bài văn khấn hạ bàn thờ để sửa nhà để xin phép di chuyển bàn thờ, đồng thời thực hiện lễ cúng trình bày với ông bà tổ tiên và các vị thần linh. Nếu di chuyển bàn thờ một cách đột ngột mà không tiến hành cúng bái, điều này có thể gây kinh động gia tiên trong nhà, từ đó dẫn đến nhiều điều xui xẻo và không may mắn cho gia đình.

Thủ tục cần chuẩn bị trước khi di chuyển bàn thờ trong nhà để sửa nhà

Cần chuẩn bị những thủ tục và văn khấn bắt buộc dưới đây trước khi di chuyển bàn thờ để sửa nhà.

Xem ngày đẹp để làm lễ di chuyển bàn thờ

Chọn ngày đẹp là điều bắt buộc trong thủ tục di chuyển bàn thờ. Có 2 cách để coi ngày tốt mà không bị phạm phải phong thủy là coi theo tuổi gia chủ hoặc ngày hoàng đạo.

Mỗi người đều có tuổi và mệnh khác nhau, vì vậy ngày tốt của gia chủ cũng không giống nhau. Ngày đẹp là ngày hợp với tuổi và mệnh của chủ nhà, mang lại thuận lợi cho việc cúng bái và di chuyển bàn thờ khi sửa nhà. Lựa chọn ngày tốt sẽ giúp tránh rủi ro và những điều không may mắn trong quá trình thi công.

Ngày hoàng đạo cũng là một trong những ngày tốt của tháng, phù hợp để thực hiện những việc quan trọng. Quan niệm tin rằng, việc tiến hành trong ngày này sẽ diễn ra hanh thông, né tránh xui xẻo, tai ương, gặp được may mắn và thuận lợi.

Chuẩn bị mâm cúng hạ bàn thờ để sửa nhà chuẩn phong thủy

Gia chủ cũng cần chuẩn bị một mâm lễ cúng hạ bàn thờ trước khi đọc văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà. Mâm lễ hạ bàn thờ này là mời thần linh, tổ tiên về hưởng lễ nhằm xin phép và báo cáo việc di chuyển bàn thờ. Một mâm cúng đầy đủ cần có những lễ vật như sau:

  • Gà luộc nguyên con hoặc thịt lợn luộc.
  • Bình hoa tươi.
  • Quả: Nên chọn 5 loại quả có màu vàng, xanh, đỏ,…
  • Một đĩa xôi (có thể sử dụng xôi gấc, xôi lạc hoặc xôi đậu).
  • Trầu cau, gạo muối, rượu trắng.
  • Nước chè, nước trắng.
  • Sớ xin thiên di linh vị bàn thờ.
  • Đồ mã gồm: Bộ ngựa đỏ, bộ ngựa vàng, một bộ quần áo vàng, mộ bộ quần áo đỏ, tiền vàng, hương, nến.

Gia chủ cần lưu ý, chuẩn bị đồ lễ đầy đủ, vừa vặn, tránh lãng phí. Ngoài ra, các lễ vật phải là đồ tươi mới, thể hiện lòng thành kính và tôn nghiêm của gia chủ khi dâng lên thần linh, tổ tiên.

Bài văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà bản đầy đủ

Khi di chuyển bàn thờ, cần đọc thành tâm văn khấn di chuyển bàn thờ trong nhà để kính báo và xin phép gia tiên, thần linh. Dưới đây là hai bài văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà đầy đủ và phổ biến nhất.

Văn khấn di chuyển bàn thờ gia tiên khi sửa nhà

Văn khấn di chuyển bàn thờ gia tiên khi sửa nhà
Văn khấn di chuyển bàn thờ gia tiên khi sửa nhà

Nam mô A Di Đà Phật (x3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày: …. tháng … năm ………… 20…

Tín chủ con là: ………………….. tuổi….

Hiện đang trú tại: …………………………………

Kính cáo liệt tổ liệt tông, nay vì trong nhà có thay đổi vị trí mặt bằng, nên con xin làm lễ để đặt bàn thờ tổ tiên…….. (họ của tổ tiên mà nhà đang thờ cúng) vào nơi mới trong nhà.

Hôm nay là ngày nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ “Thiên di linh vị Thần đài” – Chuyển bàn thờ gia tiên từ vị trí ……….. (vị trí cũ) sang vị trí ……… (vị trí mới). Con kính xin tổ tiên chấp lễ cầu cho được phép di chuyển bàn thờ sang nơi mới.

Tín chủ: ……………………. con xin dập đầu kính bái.

Văn khấn di chuyển bàn thờ thổ công, thổ địa khi sửa nhà

Văn khấn di chuyển bàn thờ thần tài, thổ địa khi sửa nhà
Văn khấn di chuyển bàn thờ thần tài, thổ địa khi sửa nhà

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Hôm nay là ngày … tháng …. năm ……… 20…….

Tín chủ con là:……………, …….. tuổi, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển bàn thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

Kính xin chư vị phù độ cho ……………….. chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.

Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia chúng con xin dập đầu bái tạ!

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Lưu ý trong quá trình di chuyển bàn thờ để sửa nhà

Trong quá trình di chuyển bàn thờ sẽ gặp nhiều vấn đề bất trắc có thể xảy ra, bạn cần lưu ý những điều quan trọng sau khi di chuyển bàn thờ.

Cần xin đài âm dương trước khi di chuyển bàn thờ.

Trong tín ngưỡng thờ cúng, mỗi khi cầu xin thần linh, gia tiên cần được sự đồng ý mới có thể thực hiện suôn sẻ. Gieo đồng đài là cách xin phép khá đơn giản như sau: Khi khấn xong, bạn thả 2 đồng xu xuống đĩa, nếu:

  • 1 đồng sấp 1 đồng ngửa: Chứng minh thần linh và gia tiên đã cho phép di chuyển bàn thờ để sửa nhà.
  • 2 đồng cùng sấp, cùng ngửa: Gia chủ khấn xin phép và gieo đài âm dương lại lần nữa. Nếu xin 3 lần mà vẫn không được thì gia chủ cần xem xét lại ngày giờ sửa nhà.

Đợi hương cháy hết hoàn toàn mới di chuyển bàn thờ sang vị trí mới

Khi di chuyển bàn thờ, gia chủ cần đợi đến khi hương đã cháy hết mới bắt đầu dời bát hương, các vật thờ cúng và bàn thờ. Sau khi chuyển bàn thờ đến nơi mới, chủ nhà cần đặt các vật thờ và bát hương đúng vị trí trước đó để tránh sai phong thủy, sau đó thắp hương để báo cáo đã chuyển bàn thờ xong.

Thiếu tôn trọng đối với nơi an vị của gia tiên

Bàn thờ là nơi an vị của các vị thần linh và gia tiên, khi di chuyển không được để va đập, nghiêng ngả, đây là sự không tôn trọng và bất kính với tổ tiên.

Văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà
Văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà

Bài viết trên chắc hẳn đã mang đến cho bạn cái nhìn bao quát hơn về nghi lễ cần thiết và văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà đầy đủ, chi tiết nhất. Việc di chuyển bàn thờ để cải tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng, chính vì vậy mà chủ nhà cần phải hết sức lưu ý và chuẩn bị kỹ càng. Nếu bạn đang có nhu cầu cải tạo nhà, hãy liên hệ ngay với Xây Dựng Lộc Thịnh để được tư vấn và nhận báo giá miễn phí nhé!

Để lại đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *